Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH

hào nhà tư vấn, cho phép tôi hỏi:
1- Vốn điều lệ để thành lập một công ty TNHH là bao nhiêu?
2- Theo như bạn bè tôi nói, hiện nay đa phần các doanh nhiệp tư nhân đã chuyển thành công ty TNHH một thành viên, vì trách nhiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ không nặng bằng DNTN. Vậy, nhà tư vấn có thể cho tôi biết rõ thêm một số thông tin về công ty TNHH một thành viên được không?
3- Nếu có ý muốn thành lập doanh nghiệp, theo nhà tư vấn thì tôi nên chọn thành lập dạng nào? Xin cám ơn rất nhiều!

Vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH

Von dieu le de thanh lap cong ty TNHH, Vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH

Trả lời:
1. Vốn điều lệ để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là bao nhiêu?
Căn cứ vào luật doanh nghiệp thì không quy định cụ thể vốn điều lệ nhất định để thành lập một công ty TNHH trừ một số ngành nghề đặc biệt như kinh doanh chứng khoán, ngân hàng..., Nhà nước có quy định cụ thể riêng về vốn điều lệ.
2. Căn cứ Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005, quy định:
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chế độ mở cửa và khuyến khích những ai có tài đều có thể làm kinh tế dưới nhiều hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, mở cửa rất rộng cho các cá nhân muốn làm kinh tế được lựa chọn theo nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau:

Công ty TNHH một thành viên
Công ty hợp doanh
Doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Có nhiều hình thức để thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn hình thức nào thì phụ thuộc vào từng hoàn cảnh của bạn: Khả năng vốn, khả năng kinh doanh sao cho hiệu quả, trình độ quản lý và những điều kiện khác... Chúc bạn lựa chọn được cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét